Pages

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Những quảng cáo xuyên thế kỉ của Coca-cola

Những quảng cáo xuyên thế kỉ của Coca-cola

Những chiến dịch quảng cáo khổng lồ bao phủ toàn thế giới đã mang lại giá trị lên đến 67,5 tỉ USD cho chai nước giải khát nhỏ bé này.
Không lâu sau khi ra đời năm 1893 tại Mỹ, Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) đã trở thành thứ thức uống phổ thông và được yêu chuộng trên toàn thế giới.
Trong gần 120 năm lịch sử hình thành và phát triển, Coca-cola đã tung ra hàng trăm chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên phạm vi toàn thế giới.
 
Không chỉ dẫn đầu về giá trị thương hiệu, Coca-cola còn dẫn đầu về số lượng quảng cáo mà hãng tung ta trên toàn cầu trong hơn 1 thế kỷ qua.
 
Dưới đây là những quảng cáo được yêu thích nhất của Coke.
 
1. Bước đột phá mới (Refreshing Endorsement) - năm 1900
 
 
Tấm poster này xuất hiện khi Coke bắt đầu được bày bán tại các hiệu thuốc.
 
Trong áp phích quảng cáo là Hilda Clark, nữ diễn viên kiêm ca sĩ rất nổi tiếng tại thời điểm đó. Đây chính là sự kiện đánh dấu sự hiện diện của những nhân vật nổi tiếng trên các ấn phẩm quảng cáo.
 
Một cốc Coke lúc đó chỉ 5 cent. Đáng ngạc nhiên là mức giá này được giữ cho đến tận 40 năm sau.
 
Đặc biệt nhất là kiểu chữ Coca-Cola màu đỏ đã được giữ nguyên trong suốt hơn 1 thế kỉ qua cho đến tận ngày nay.
 
2. Soda bốn mùa (All-Season Soda) - năm 1922
 
 
Coca- cola tung ra slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát) để mở màn cho chiến dịch quảng cáo quy mô đầu tiên của mình.
 
Slogan của Coke đã nói lên tất cả: Đây là thức uống dành cho 4 mùa chứ không chỉ là món đồ uống của riêng mùa hè.
 
3. Kiệt tác của Rockwell (Piece of the Rockwell) - năm 1930
 
 
 
Một poster với hình ảnh chàng nhân viên trẻ mang 2 chai coca-cola cho ông chủ vào giờ nghỉ giữa buổi (4h chiều) này đã chiếm giữ vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỉ 20.
 
Thông điệp mà Coke muốn chuyển tải đến với khách hàng của mình cực kì đơn giản: thức uống thích hợp nhất dành cho thư giãn là Coke.
  
4. Chúc mừng mùa giáng sinh - (Merry Cokemas) - năm 1941
 
 
Đây có thể coi là một tấm áp phích quảng cáo không đặc sắc đối với những người sống ở thế kỉ 21.
 
Nhưng nếu sống ở thời điểm tấm áp phích ra đời và biết rằng chính tác phẩm này của Haddon Sundblom - họa sĩ người Chicago đã tạo ra hình tượng ông già Nôen mập mạp mũi đỏ thân thiện quen thuộc với hàng tỉ người trên thế giới như hiện nay thì bạn sẽ bị quảng cáo này "hạ gục".
 
5 Bạn cũ ở chiến trường (Bubbles in Battle) - năm 1944
 
 
Ra đời giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang ở giai đoạn quyết liệt, tấm áp phích mang tính thời sự này đã nhận được sự yêu mến của hàng triệu người trên khắp thế giới.
 
Trong quảng cáo là hình ảnh một chàng lĩnh Mỹ nở nụ cười khi nhận ra “người quen” trên chiến trường châu Âu xa lạ.
 
Và “người quen” đó chính là Coke.
 
6. Thế giới tuyệt vời hơn với Coke (Things go better with Coke) - năm 1963
 
 
Điểm khác biệt lớn nhất của quảng cáo này nằm ở chỗ nó là quảng cáo đầu tiên được xuất hiện trên truyền hình, thay vì loại hình in ấn phổ biến như trước đó.
 
Chiến dịch quy tụ nhiều ngôi sao nổi tiếng trong giới truyền hình và phát thanh lúc bấy giờ như: The Supremes, Aretha Franklin, the Moody Blues, and Jan & Dean.
 
7. Đỏ và Trắng (The Red & White) - năm 1970
 
 
Chiến dịch có cái tên khá bình dị, bắt nguồn từ màu sắc chủ đạo của Coke: đỏ và trắng. Đây là một phần trong chiến dịch "It's the real thing" được tiến hành trong nhiều năm.
 
Xuất hiện từ năm 1970 nhưng băng rôn quảng cáo này hiện vẫn xuất hiện ở một số nơi như quảng trưởng New-York.
 
8. "Em muốn dạy cả thế giới hát" (I"d Like to Teach the World to Sing) - năm 1971
 
 
Bài hát trong quảng cáo vang dội của Coca-cola đầu thập niên 70 này nhanh chóng trở thành 1 hit lớn trong làng giải trí.
 
Thậm chí, nó còn được coi là bài hát hòa bình trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam.
 
9. Khoảng lặng thể thao (Athletic Pause) - năm 1984
 
 
Poster là hình ảnh 1 vận động viên bơi lội Olympic với ý tưởng vinh doanh Coke là người đi đầu trong hoạt động tài trợ các sự kiện thể thao của thế giới từ Thế Vận hội Amsterdem 1982.
 
10. Lần đầu tiên thất bại - năm 1985
 
 
Chiến dịch ra mắt sản phẩm mới New Coke chính là thảm họa lớn nhất trong lịch sử marketing của Coke.
 
Khách hàng tẩy chay sản phẩm mới và công ty nhanh chóng phải đưa Coca-Cola truyền thống quay trở lại thị trường.
 
11. Tu cạn (Touchdown) - năm 1979
 
 
Hình ảnh ngôi sao bóng bầu dục Mean Joe Greene tu sạch bách chai Coke do 1 fan hâm mộ trẻ đưa tặng sau trận bóng đã cuốn hút hàng triệu lượt khán giả.
 
TVC quảng cáo này đã được công chiếu rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Có điều, tại Argentina, hình ảnh ngôi sao được đảm nhận bởi Diego Maradona.
 
12. Gấu Giáng sinh (Beary Christmas) - năm 1994
 
 
Coca-cola một lần nữa khẳng định vị trí tiên phong trong các chiến lược marketing khi cho ra mắt quảng cáo bằng đồ họa vi tính đầu tiên trên thế giới.
 
Hình ảnh những chú gấu bắc cực dễ thương uống Coke chính là bước đột phá trong ngành quảng cáo thế giới những năm đầu thập niên 90.
Theo DVT

Tiếp thị quan hệ: Wal-Mart là số một

Tiếp thị quan hệ: Wal-Mart là số một

Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart - tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về việc mình có bị sa thải hay không do những tác động tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận.
Hàng chục năm qua, Wal-Mart luôn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. Năm 2006, doanh thu của Wal-Mart tăng 15% đạt gần 300 tỷ USD. Wal-Mart Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp chí Fortune.
Bí quyết của Wal-Mart
 
Cuốn sách của Sam Walton xuất bản năm 1992 với tiêu đề Made In America (Sản xuất tại Mỹ) đã miêu tả rất chi tiết, nhưng cũng rất tổng quát rằng: Wal-Mart biết rõ và vận hành có hiệu quả nghệ thuật Tiếp thị quan hệ (Relationship marketing).
 
Nguyên tắc thứ 8 trong số “Các nguyên tắc xây dựng kinh doanh của Sam Walton” đã thể hiện rõ bí quyết này. Sam Walton nói: “Hãy để họ (các khách hàng) biết bạn luôn cảm kích họ”.
 
Vậy những gì Wal-Mart thực hiện có cho thấy họ luôn cảm kích các khách hàng không? Wal-Mart sử dụng chiến thuật tiếp thị quan hệ trực tiếp từng người một, được thực thi bởi toàn bộ nhân viên Wal-Mart, đặc biệt là một đội ngũ các nhân viên chuyên chào mời khách hàng.
 
Những câu chào mời và đón mừng tại Wal-Mart là một cách thức cơ bản được người khổng lồ trong ngành bán lẻ sử dụng triệt để nhằm thể hiện sự quan tâm của họ với các khách hàng.
 
Những nhân viên Wal-Mart tại cửa ra vào luôn nói lời cảm ơn các khách hàng đã ghé thăm, giúp đỡ họ lấy giỏ hàng và cuối cùng là câu nói “tạm biệt, xin cảm ơn quý khách” khi mọi người rời cửa hàng. Thậm chí, một vài người cao tuổi ở địa phương với sự thân thiện tuyệt vời trong bộ trang phục vest màu xanh đã truyền tải thành công tình cảm nồng ấm tới mọi người khách đến hay rời cửa hàng Wal-Mart.
 
Vậy tại sao các công ty khác không áp dựng chiến thuật tiếp thị đơn giản này?
 
Một vài công ty đã làm vậy. Các cửa hàng bán lẻ của hãng Meijer cũng đã có những nhân viên chuyên chào hỏi, hoan nghênh các khách hàng. Nhiều nhà hàng, khách sạn,…. đã bắt đầu triển khai các hành động tương tự.
 
Song đây là thiểu số. Hầu hết các công ty còn chưa thực sự quan tâm tới yếu tối này bởi vì Tiếp thị quan hệ không hề đơn giản. Nó đòi hỏisự gắn kết tình cảm hoàn toàn khác biệt so với các hoạt động tiếp thị truyền thống.
 
Bốn cấu thành then chốt của Tiếp thị quan hệ
 
- Cá nhân hoá: Việc cá nhân hoá có thể đạt được bằng những hành động kiểu như direct mail, gọi điện thoại hay gửi email cá nhân. Hiển nhiên, những cái bắt tay và nụ cười thân thiện trên khuôn mặt các nhân viên Wal-Mart cũng góp phần cá nhân hoá quan hệ.
 
- Trọng điểm: Wal-Mart đầu tư tiền bạc vào việc duy trì các mối quan hệ với những khách hàng hiện tại. Bằng việc hướng tới nhóm khách hàng này, Wal-Mart xây dựng được các mối quan hệ lâu dài với những người mua sắm trung thành nhất của mình. Việc đặt trọng tâm vào những khách hàng hiện tại thông qua các chương trình phần thưởng khách hàng trung thành có thể đem lại những kết quả kinh doanh tuyệt vời.
 
- Thực sự ý nghĩa: Thông điệp tiếp thị của bạn phải có tình cảm. Nếu các nhân viên chào hỏi của Wal-Mart không nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói lời “xin chào”, việc chào hỏi này chắc chắn sẽ không tạo ra được những tác động tích cực nào cả.
 
- Yếu tố tương tác: Rất nhiều nhân viên chào hỏi tại Wal-Mart nhớ rõ tên những khách hàng thường xuyên. Wal-Mart.com, một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty các địa chỉ email.
 
Việc xây dựng những mối quan hệ giao tiếp qua lại trong Tiếp thị quan hệ là rất quan trọng nếu  bạn muốn nhận được những phản hồi từ phía khách hàng, xác định xem những gì hiệu quả và những gì cần phải thay đổi.
 
Những yếu tố cấu thành trên rất cần thiết trong các chương trình Tiếp thị quan hệ, thậm chí cả khi các khách hàng mục tiêu của bạn không phải là những người mua sắm hàng hoá bán lẻ mà Wal-Mart muốn thu hút.
 
4 chiến thuật xây dựng Tiếp thị quan hệ
 
- Phát triển quan hệ bằng việc phối kết hợp kiến thức với sự vui vẻ: Bạn hãy lên kế hoạch tổ chức các sự kiện cho khách hàng hiện tại và tiềm năng vừa góp phần củng cố lòng trung thành của khách hàng vừa đưa ra được những giây phút giải trí và giao tiếp xã hội thoải mái nhất.
 
- Gửi đi các eNewsletter hay eZine (tạp chí điện tử sản phẩm) định kỳ hàng tháng với những nội dung bổ ích nhằm liên kết chặt chẽ với các khách hàng của bạn: Chiến thuật này sẽ cho các khách hàng thấy bạn quan tâm tới họ và coi trọng thời gian của họ khi cung cấp cho họ những thông tin bổ ích nhất. Hãy tránh xa những lời chào hàng sáo rỗng hay những thông tin quá thiên về việc đề nghị mua hàng. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra những thông tin sản phẩm, thông tin ngành kèm theo một vài yếu tố giải trí nào đấy.
 
- Khởi xướng chương trình cảm ơn khách hàng: Bạn hãy gửi tới các khách hàng các tấm thiệp cảm ơn hay món quà nhỏ sau khi họ mua hàng. Bạn cũng có thể gửi món quà cảm ơn để thể hiện sự cảm kích của bạn vào một ngày kỷ niệm đặc biệt nào đó.
 
- Tìm kiếm những phương thức giúp đỡ các khách hàng ngoài phạm vi công việc của bạn: Hãy giới thiệu họ tới những nhà cung cấp có chất lượng, chia sẻ các bài báo có liên quan tới khách hàng, hay giới thiệu cho họ một ai đó có thể giúp đỡ họ khắc phục các khó khăn. Hành động này sẽ giúp bạn tiến một bước rất dài trong việc xây dựng những mối quan hệ khách hàng thân thiện.
 
- Gọi điện thoại. Email là rất dễ dàng nhưng việc nhấc điện thoại lên và trực tiếp nói lời cảm ơn tới một ai đó đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Bạn đừng quên giá trị của những cuộc hội thoại trực tiếp hay gặp gỡ mặt đối mặt.
 
Rõ ràng, việc Wal-Mart tuyển dụng tới hơn 164.000 nhân viên có độ tuổi từ 55 trở lên để chào mừng các khách hàng ngay tại cửa là rất dễ hiểu.
Nguyễn Tuyết Mai (Dịch từ MarketingProfs)
bwportal.com.vn

Nguyễn Tuyết Mai (Dịch từ MarketingProfs)
bwportal.com.vn

















Thất bại lớn nhất của Coca-cola

Thất bại lớn nhất của Coca-cola

Thật đáng ngạc nhiên khi nhiều chuyên gia marketing cho rằng logo của Coca-cola là một trong những thất bại đáng tiếc nhất của nhãn hiệu giải khát này.
Những người phản đối logo của Coca-Cola cho rằng màu đỏ của Logo chói quá, không gợi đúng cảm xúc về thứ thức uống tươi mát, sảng khoái mà lẽ ra logo Coca-cola phải thể hiện được.
 
Những người phản đối này cũng bày tỏ là họ thích màu xanh của đối thủ Pepsi hơn.
 
Có nhà phê bình còn cho rằng: “May nhờ sản phẩm Coca-Cola đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, chứ riêng cái logo là sự thất bại”.
 
Ngược lại, những người yêu thích thương hiệu này thì cho rằng Coca-Cola lấy màu đỏ thật ấn tượng, nổi bật, nên dĩ nhiên thành công hơn màu xanh của Pepsi.
Kể từ khi ra mắt logo của hãng trong chiến dịch quảng cáo lần đầu tiên năm 1900 đến giờ, logo của Coca-Cola vẫn được giữ nguyên với kiểu chữ uốn lượn và gam màu đỏ.
Logo Coca-Cola ra mắt lần đầu tiên năm 1990 và được giữ nguyên suốt hơn 1 thế kỉ qua.
Coca-Cola do dược sĩ John Styth Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân sáng tạo năm 1892. Sau 120 năm tồn tại và phát triển, Coca-Cola được coi là một biểu tượng văn hoá tiêu dùng và ẩm thực của người Mỹ. Cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người sử dụng thứ nước uống có gas này.
Tập đoàn Coca-Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới với trên 30.000 công nhân.
Còn số lượng những người kinh doanh, làm đại lý phân phối của hãng có thể lên đến hàng trăm nghìn người.
Điều làm nên đặc trưng lớn nhất của Coca-Cola là chất lượng luôn đảm bảo đồng nhất dù được đóng chai ở đâu hay bất kì nước nào.
Để bảo vệ và xây dựng thương hiệu, Asa Candler đã đặt riêng chai thuỷ tinh màu xanh tên Coca-Cola. Khi nước uống Coca-Cola càng nổi tiếng thì càng là đối tượng bị làm giả.
Vì vậy, năm 1916, chỉ một năm trước khi qua đời, Asa Griggs Candler đã đưa tiếp loại chai hình lọ hoa Tiffany không lẫn đi đâu được của Coca- Cola. Mẫu bao bì này được đăng ký bảo hộ độc quyền và còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Năm 1919, những người con và cháu được huởng thừa kế của Asa Griggs Candler đã bán cả tập đoàn Coca-Cola với giá 25 triệu USD, tương đương với hơn 1 tỉ USD hiện giờ.
Theo Đỗ Hà

Kinh doanh ẩm thực, mốt của nhượng quyền

Kinh doanh ẩm thực, mốt của nhượng quyền
Trong khi Phở 24 hiện nay cũng như cà phê Trung Nguyên trước kia “ra với thế giới” bằng phương thức nhượng quyền kinh doanh, hàng trăm “nhà bếp” ngoại với những thương hiệu nổi tiếng đã, đang tìm đường nhảy vào chia sẻ “miếng bánh” tiêu dùng trẻ 86 triệu dân của Việt Nam.

“Quyền lực” của nhượng quyền
Đã xa rồi cái thời phải dằn ví cả tháng để được thưởng thức ăn “cơm tây, cơm tàu”. Ngày nay với số tiền không quá lớn, tương đương một bữa trưa công sở, thực khách có thể chọn gu ẩm thực kiểu Ý, kiểu Mỹ thậm chí kiểu Thái theo phong cách “nhanh- tiện- giá hợp lý”.
Đó là “quyền lực” mà mô hình kinh doanh nhượng quyền trong ẩm thực đem lại.
Các cửa hàng bán thức ăn theo chuỗi này thường tạm chia làm hai loại: fastfood đúng nghĩa như KFC, BBQ, Lotterie, Pizza Hut, Jollibee, Goloria Jeans Coffees.... hoặc là chuỗi “nhà hàng công sở” với các phần ăn phục vụ nhanh chóng giản tiện nhưng không quá công nghiệp mà Bún ta, Phở 24 của Việt Nam hay ThaiExpress (số 7 Đinh Tiên Hoàng) là điển hình.
Ngoại trừ Bún Ta và Phở 24, điểm chung của các chuỗi “nhà bếp” ngoại này là đều “đổ bộ” vào Việt Nam theo phương thức nhượng quyền kinh doanh. Mô hình này không mới ở Việt Nam với sự có mặt cách đây gần chục năm KFC nhưng năm 2009 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ là thời điểm bùng nổ.
Anh Lê Vũ Minh, Phó Giám đốc, Công ty RedSun ITI, doanh nghiệp vừa mua quyền kinh doanh của chuỗi nhà hàng ẩm thực Thái –ThaiExpress hồi tháng 3 lý giải, sở dĩ năm 2009 bỗng nhiên...hấp dẫn vì thị trường bán lẻ đã mở rộng cửa sau ngày 1/1 với những điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn cho loại hình này.
Mặt khác, theo anh, người tiêu dùng Việt nhất là giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng những chuỗi nhà hàng hiện đại, tiện dụng nhưng vẫn phải dễ chịu cả về không gian lẫn giá cả.
“Họ không chỉ ăn uống mà còn muốn tận hưởng cảm giác thoái mái của không khí quán xá, cách phục vụ... đó là lý do chuỗi ThaiExpress luôn duy trì tông cam tươi mát và decor nội thất trẻ trung”, anh Minh cho biết.
Ở góc nhìn khác, trong một bài trả lời phỏng vẩn mới đây, ông Lý Quí Trung lại phân tích chính suy thoái kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhiều thương hiệu quốc tế, trong đấy có ẩm thực phải mở đường sang các thị trường mới nổi như Việt Nam.
“Theo tôi, khoảng 2-3 năm nữa, hoạt động này tại VN sẽ sôi động hơn, với sự tham gia của nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng quốc tế như Seven-Eleven, Mc Donald, các chuỗi siêu thị...”, ông Trung dự đoán.
Thực tế, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có khoảng 100 thương hiệu quốc tế hoạt động thông qua phương thức nhượng quyền, phần lớn tập trung vào lĩnh vực ẩm thực. Sự sôi động của thị trường nhượng quyền được các chuyên gia dự báo, có thể không dưới 30%/năm.
Từ những “đại gia” đã “cắm rễ” thâm niên như KFC, Lotterie hay mới vài năm như Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, BBQ, Pizza Hut… đều chọn năm 2009 để đua nhau mở chuỗi. Cụ thế, Lotteria công bố tăng từ 56 lên 80 cửa hàng, KFC cũng tăng tổng số cửa hàng lên khoảng 80...
Đó là chưa tính đến các thương hiệu ẩm thực theo trường phái phương đông của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...đang âm thầm nhưng bén rễ nhanh chóng trên thị trường. Vừa đến Việt Nam tháng 3 vừa qua nhưng chuỗi nhà hàng Thái_ThaiExpress cũng đã có kế hoạch mở khoảng 15 cửa hàng nhượng quyền tiếp theo tại Việt Nam.
“Ngoài ThaiExpress do chúng tôi mang về từ Singapore, theo tôi biết, nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng đang đàm phán để thị trường Việt Nam như Stabuck chẳng hạn... ”, anh Minh cho biết.
Tại sao chọn nhượng quyền?
Thống kê của Hội Liên hiệp chuyển giao thương hiệu quốc tế (IFA) cho biết có đến 90% Cty mua nhượng quyền kinh doanh tồn tại tốt sau mười năm hoạt động, trong khi chỉ có trên 10% công ty tự thành lập theo cách thông thường phải đóng cửa.
Điều đó đủ hiểu vì sao nhượng quyền được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Anh Lê Vũ Minh thẳng thắn “Nếu tự mình mở 1 nhãn hiệu nào đó thì khả năng thành công rất thấp, có khi chỉ 10% thôi nhưng nếu chọn nhượng quyền thì khả năng thành công có thể đảm bảo đến 80%”.
Lý do nhượng quyền có thể đảm bảo tỷ lệ thành công lớn đơn giản vì người mua quyền kinh doanh có thể tránh được các chi phí rủi ro ban đầu, chi phí đầu tư thương hiệu mà lại rút ngắn được thời gian khởi nghiệp.
Đặc biệt nhờ là hệ thống nhượng quyền rộng khắp nên chỉ cần cầm được quyền kinh
Kinh doanh ẩm thực đang là mốt của nhượng quyền
Kinh doanh ẩm thực đang là mốt của nhượng quyền yên tâm đã có sẵn một lượng khách quen của thương hiệu này từ  trước.
“Khi quyết định chọn kinh doanh ẩm thực chúng tôi đã đi tìm hiểu các mô hình nhà hàng theo chuỗi và nhận thấy có rất nhiều trường phái ẩm thực khác nhau: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, phương Tây... Cuối cùng, chúng tôi chọn ThaiExpress vì đây là mô hình khá hiệu quả, mới chỉ 5 năm mà đã có 80 chi nhánh ở 9 nước. Món Thái lại dễ hợp khẩu vị nhiều người, đặc biệt quen thuộc với du khách nước ngoài nên nhà hàng ThaiExpress tại Hà Nội quá nửa là đón khách quen” , anh Minh cho biết.
Bên bán cũng có lợi rất lớn, không chỉ thu được tiền nhượng quyền mà khi bên mua hoạt động thành công thương hiệu của bên bán cũng sẽ được quảng bá rộng rãi hơn, “có giá” hơn cho các thương vụ sau.
Với những doanh nghiệp không có đủ khả năng, tiềm lực tài chính mà muốn mở rộng chuỗi phân phối trên phạm vi rộng thì đây là một giải pháp hữu hiệu để “chắp cánh thương hiệu”.
Chính các ngân hàng cũng nhận thấy sự hấp dẫn và an toàn của hình thức kinh doanh này, do đó gần đây nhiều ngân hàng rất quan tâm đến những dự án kinh doanh ẩm thực nhượng quyền. Có thể thấy với những cơ hội thuận lợi ít ngành nào có được trong thời điểm hiện nay, việc ẩm thực ngoại nhượng quyền thành mốt tại đô thị là rất gần.

Thuở cơ hàn của “vua” bánh mì Sài Gòn

Thuở cơ hàn của “vua” bánh mì Sài Gòn

Kao Siêu Lực được giới buôn bánh tươi tôn làm “vua”, song ít ai biết rằng ông từng kinh qua nghề phu kéo xe, bán gạo, giao bột mì ở Sài Gòn.
Với giới doanh nhân người Việt gốc Hoa tại TPHCM, câu chuyện 26 năm theo nghề, tôn nghiệp của một người "siêu năng lực" như ông Kao dường như nhuốm màu huyền bí. Gọi là vua bánh, bởi lẽ, nếu có dịp ghé phòng làm việc của ông, không ít người choáng ngợp trước hàng chục bằng khen, cúp, huy chương quốc gia, quốc tế về nghề bánh treo dày đặc trên tường. Cô thư ký của ông tiết lộ, đó là chưa kể còn rất nhiều bằng khen cũ phải cất đi vì không đủ chỗ. Gần đây nhất, năm 2007, ông trở thành thành viên của Hiệp hội bánh mì quốc tế, đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi làm bánh mì quốc tế tại Hong Kong và giành 2 huy chương bạc cho sản phẩm bánh mì và bánh kem các loại.
Hiện, ông là Chủ tịch Hiệp hội bánh mì châu Á. Doanh nghiệp của ông, ABC Bakery còn là nhà cung ứng vỏ bánh cho các thương hiệu nổi tiếng như KFC, Lotteria, Jolibee và chinh phục được thị trường khó tính là Nhật Bản.
Thế nhưng, dù gặt hái được nhiều thành tích, mấy ai thấu hiểu rằng chặng đường ông đi cũng không ít nhọc nhằn và đầy chông gai. Xuất thân trong gia đình gốc Hoa tại Campuchia, Kao Siêu Lực được cha cho học nghề cơ khí theo đúng nguyện vọng. Khi đất nước Angkor nổ ra chiến tranh, ông ba lần bốn lượt trở thành kẻ trắng tay dù cật lực làm việc. Loay hoay tìm chốn bình yên để an cư, Kao Siêu Lực đưa ra quyết định xoay chuyển tình thế, chọn Việt Nam làm quê hương lập nghiệp từ năm 1979.
Hồi tưởng lại những ngày đầu đến Việt Nam, ông Lực chia sẻ với VnExpress.net: "Lúc đó tôi tuyệt vọng vì không biết tiếng Việt, không họ hàng thân thích và không vốn liếng. Dạt về khu Chợ Lớn, tôi ngủ lề đường, làm phu xe để kiếm cơm qua ngày ".
Ông Kao kể lại, việc kéo xe thời đó đối với ông cũng là bài toán khó. Ông phải tranh thủ thời gian những phu xe khác nghỉ ngơi để mượn xe hành nghề, ai kêu đâu thì chạy tới đó, giao tiếp bằng tay là chính. Khách cho bao nhiều tiền cũng được, ông không biết mặc cả. Được một thời gian, đã quen đường sá và biết giao tiếp bằng tiếng Việt, ông chuyển sang nghề bán gạo. Đến khi thế giới viện trợ bột mì cho Việt Nam, người dân thi nhau đổi bột mì lấy gạo, ông chính thức sắm vai mới: thu gom và giao bột mì.
"Bị "đì" nhiều năm nhưng cuối cùng trời thương, phú cho tôi có đôi bàn tay biết cảm nhận bột mì chính xác đến từng ly. Chỉ cần sờ vào, tôi đã biết bột loại gì, tốt hay xấu, cũ hay mới. Tôi bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm từ lúc ấy", ông bồi hồi nhớ lại chuyện hơn 20 năm về trước.
Giao bột mì một thời gian, ông có dịp làm quen với giới làm bánh mì, bánh tươi và nảy ra ý định mở lò bánh năm 1982.
Thuê thợ về làm, ông cần mẫn, say mê học nghề trong vai trò vừa là ông chủ vừa là người thợ phụ việc, vừa phải chở bánh đi bán dạo khắp nơi, bỏ mối bánh thì chỉ được thu tiền sau. Phải thức dậy từ 2-3h sáng để chuẩn bị nguyên liệu, phụ gia cho thợ chính, cộng thêm việc giao bánh quá vất vả, một hôm ông ngủ quên vì mệt mỏi, kiệt sức. "Thợ đến thấy tôi không chuẩn bị gì thì mắng như té tát rồi quát tháo dọa nghỉ việc. Làm chủ mà bị coi thường, từ đó, tôi quyết tâm học nghề làm bánh cho bằng được để không ai khinh mình", ông Kao nói.
Năm 1983 lập gia đình, ông Kao cùng vợ dốc sức theo nghề bánh. Với lòng ham học hỏi, cầu thị, lại am tường về nguyên liệu làm bánh, cộng thêm có sẵn nghề cơ khí trong tay, ông nghiên cứu, chế được máy đánh trứng, tạo ra nhiều khuôn bánh hoàn hảo và liên tục cho ra đời các loại bánh mới.
Từ việc phải đi bán dạo, tìm kiếm khách hàng, cuối cùng "thượng đế" đã biết đến cửa hàng bánh của ông. Các nhà phân phối kéo đến xếp hàng lấy bánh, đơn đặt hàng ngày một nhiều. Năm 1989 thương hiệu Đức Phát ra đời trong niềm hân hoan, kỳ vọng của ông và gia đình.
Thế nhưng, trong khi việc phát triển thị phần ngày một lớn mạnh, được khách hàng trong nước và bạn bè trong khu vực ủng hộ thì gia đình ông đứng trước bờ vực đổ vỡ. Năm 2005, ông và vợ ly hôn, vụ tranh chấp thương hiệu đình đám trị giá một triệu USD giữa hai vợ chồng kéo dài đến năm 2007 thì kết thúc. Lúc này ông chính thức chia tay thương hiệu mình từng đổ bao tâm huyết gây dựng.
"Tôi vẫn còn 10 cửa hàng bánh sau khi ly hôn nhưng khi kéo bảng hiệu Đức Phát xuống, tôi cảm thấy tinh thần sụp đổ. Không phải vì sợ mình không gầy dựng được thương hiệu mới, chỉ vì không nỡ dứt bỏ đứa con tinh thần mình mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng bấy lâu", ông Kao ngậm ngùi nhắc chuyện cũ.
Từng suy sụp đến độ sức khỏe tuột dốc nhưng vốn là người "siêu lực", ông Kao nhanh chóng tạo dựng thương hiệu mới ABC Bakery viết tắt của chữ Asia Bakery and Confectionery (Doanh nghiệp tư nhân bánh kẹo Á châu) vào tháng 5/2007. Ông hạnh phúc tiết lộ thêm, ABC cũng là tên tiếng Anh viết tắt của các con: Anglela (con gái thứ Kao Huy Minh); Bruch (con trai út Kao Hớn Phong) và Christine (con gái cả Kao Huy Phương).
Rồi dường như vẫn muốn chia sẻ thêm niềm hạnh phúc ấy, ông cười hào sảng nói tiếp: "Logo của ABC với hình một cậu bé mặc bộ quần áo thợ làm bánh chính là hình ảnh con trai út của tôi lúc nhỏ. Cháu học làm bánh từ năm 10 tuổi và hiện theo học ngành này tại Singapore".
3 năm qua, ông mở thêm 15 cửa hàng bánh tại Việt Nam, 2 cửa hàng bánh tại Campuchia, trong năm 2010 dự kiến sẽ có thêm 6 cửa hàng được mở với thương hiệu này. Mùa bánh trung thu năm nay, ông còn dốc tâm huyết cùng cộng sự tự chế tạo hệ thống máy làm bánh trung thu thay vì nhập khẩu để tiết kiệm chi phí sản xuất. Không ngừng tìm tòi sáng tạo, ông còn dành tặng cho "thượng đế" của mình một loại bánh độc đáo mang tên: Công Chúa Đen làm từ chocolate và phô mai trong quý II.
Khi được hỏi bí quyết thành công, ông Kao cười hồn hậu bật mí: "Chất lượng và chữ tâm, chỉ cần có hai thứ đó, bạn sẽ chinh phục được tất cả". Ông tâm niệm thợ vui thì ông vui, thợ gặp khó khăn thì ông xoắn tay áo cùng làm để giải quyết công việc. Dù là ông chủ nhưng ông không xa cách với nhân viên, vừa là thầy dạy cho thợ của mình, lại vừa là người bạn cùng làm việc với họ. Chính vì vậy, dù thương hiệu thay đổi nhưng ông vẫn được những học trò và bè bạn thợ thầy trung thành cùng góp sức với ông cho đến ngày hôm nay.
Tại vòng loại cuộc thi Cúp bánh mì thế giới diễn ra ở TPHCM trung tuần tháng 8, người đàn ông ngoại ngũ tuần yêu bánh như hơi thở, đầy nhiệt huyết với nghề, luôn dõi theo từng bước học trò trên trường thi. Khi hay tin thợ của mình đạt giải, ông vỗ tay reo hò thể hiện niềm vui như đứa trẻ. "Chúng tôi sẽ dốc sức thi trong vòng tiếp theo, tôi vẫn luôn kỳ vọng bánh mì Việt Nam được thế giới biết đến ngày càng nhiều", ông nói.

David Thái và cà phê Highlands - Đam mê kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận

David Thái và cà phê Highlands - Đam mê kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận

Thành công và nổi tiếng bậc nhất về sản phẩm cà phê như hiện nay, nhưng đối với David Thái, chủ tịch Tập đoàn Việt Thái và là người sáng lập ra thương hiệu cà phê Highlands nổi tiếng, thì mục đích kinh doanh không nằm ở lợi nhuận, mà đó chính là sự đam mê. Đối với ông, đam mê là đem lại cho khách hàng một sản phẩm Việt ưu việt, một thương hiệu Việt hàng đầu.
David Thái sinh năm 1972 tại Việt Nam, năm 1979 gia đình anh đã chuyển tới bang Seatle, Mỹ định cư. Lớn lên, David Thái học quản trị kinh doanh tại đại học danh tiếng Washington, tuy vậy chàng trai Việt không thấy hài lòng với nền giáo dục mà anh đang có vì theo anh, đó không phải là những kiến thức mà anh mong đợi .

Học văn hoá Việt khởi nghiệp cà phê

"Tôi sống giữa những sinh viên giàu có dù gia đình tôi nghèo và bố mẹ phải rất cố gắng để tôi có thể theo học ở trường. Hàng ngày khi bạn bè đi xe tời trường thì tôi phải đi bộ. Trong khi tôi cố gắng tiết kiệm từng mẫu giấy, bạn bè tôi dùng một cách phí phạm. Tôi cảm giác mình lạc lõng và tách biệt trong môi trường đó dù tôi vẫn cho rằng mình là người Mỹ thực sự. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng chỉ có giáo dục, lối sống và giọng nói của Mỹ, còn tôi vẫn là một người Á Đông chính gốc", David Thái nhớ lại.

David quyết định học thêm về triết học với mục đích trả lời câu hỏi "tồn tại hay không tồn tại". Anh bắt đầu nghĩ về Việt Nam và thấy không thoả mãn với hai tiếng mỗi ngày tiếp cận với nền văn hoá Việt ở nhà. Những gì ba mẹ giải thích về Việt Nam, sống trong văn hoá Việt Nam anh mới có thể tìm lại con người mình. Năm 1996, David Thái về Việt Nam theo chương trình học bổng học tiếng Việt Nam với vỏn vẹn 1.000 đôla trong túi. "Tôi bắt đầu học văn học Việt, đọc truyện Kiều. Dù không hiểu hết ý nghĩa của nó nhưng tôi cảm nhận hạnh phúc và đau khổ, hiểu về văn hoá của người Việt". Với suy nghĩ đơn thuần về Việt Nam chỉ là để tìm lại con người mình cần phải sống, không chỉ với số tiền ít ỏi kia và tôi may mắn có công việc phiên dịch và chiếm được tin tưởng, cảm tình của một nhà đầu tư, ông ấy quyết định giúp tôi bắt đầu sự nghiệp".

Khẳng định thưởng hiệu Highlands coffee

David mở quán cà phê mang tên Âu Lạc gần hồ Hoàn Kiếm. Cửa hàng nhanh chóng thành công nhưng rồi anh bị "hất cẳng". Nhà đầu tư trước kia quyết định không tài trợ tiếp cho anh dù David thuyết phục anh sẽ làm lại từ đầu và làm rất tốt. Với số tiền ít ỏi kiếm được từ Âu Lạc, anh bắt đầu lại với niềm tin rằng thị trường còn rất nhiều tiềm năng trong khi các công ty cà phê Việt chủ yếu chú ý tới xuất khẩu mà thiếu đầu tư vào thị trường trong nước. David cho rằng, với khoảng thời gian tuy không dài ở Việt Nam, anh đã gắn bó với con người và mảnh đất nơi đây, có lợi thế so với nước ngoài khi làm kinh doanh tại đây vì anh đã có cái hiểu nhất định về văn hoá Việt. Đó chính là lý do David quyết định làm lại từ đầu. Với anh, mọi cái anh làm, là làm cho Việt Nam. Năm 1997, David bắt đầu tìm hiểu Luật đầu tư nước ngoài. Tới 1998, anh là Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội. Tới năm 2000, David là doanh nhân đầu tiên đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Tập đoàn Việt Thái ngày nay được thành lập năm 2002. Ban đầu chỉ có 2 cửa hàng Highlands coffee ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau 7 năm, hiện nay số cửa hàng Highlands Coffee đã vượt quá con số 80 trên 6 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Đồng Nai. Thương hiệu Highlands coffee hiện nay chiếm ưu thế trên thị trường cà phê. Trong năm 2008, Tập đoàn Việt Thái có hơn 5 triệu lượt khách và phục vụ hơn 2 triệu bữa ăn hơn 4 triệu cốc cà phê cho khách hàng.

Ngày nay, hoạt động kinh doanh của tập đoàn được chia thành 2 mảng chính. Thực phẩm, đồ uống và hoạt động liên quan đến phong cách khách hàng - Consumer Lifestyle. Bên cạnh thương hiệu Highlands, nhóm hoạt động F&B của Việt Thái còn có hai nhãn hiệu nhà hàng là  Meet & Eat và Nineteen 11. Meet & Eat bao gồm căn tin và góc ẩm thực với mục đích tập trung vào giá trị của đồng tiền trong môi trường sạch sẽ vệ sinh và hiện đại được đặt tại E-Town 2, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 800m2. Còn Nineteen 11 là một nhà hàng sang trọng nằm trong nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hàng là một minh chứng cho khả năng phát triển và quản lý của Việt Thái, đồng thời cũng cho thấy sứ mệnh của công ty trong việc đem lại những gì tốt đẹp nhất của thế giới tới Việt Nam và những gì tốt đẹp nhất của Việt Nam ra thế giới. Về hoạt động Consumer Lifestyle, Việt Thái tham gia phân phối sản phẩm Nike, một trong những sàn phẩm hàng đầu về quần áo, giày dép trên thế giới. Tập đoàn mở của hàng Nike đầu tiên năm 2006 và hiện có 6 cửa hàng tại Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. David cho biết sự hiện diện của Nike ở thị trường Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và đây là đối tác chiến lựợc mà Việt Thái lựa chọn, và muốn đóng một phần quan trọng trong tương lai sắp tới. Bên cạnh Nike, Việt Thái cũng không giấu tham vọng sẽ tiếp tục hợp tác với các thương hiệu hàng đầu khác trên giới. Hiện tập đoàn đã có những đàm phán ban đầu với những thường hiệu hàng đầu thế giới và gần đây ký thoả thuận với nhãn hiệu ALDO, nhãn hiệu thời trang lớn nhất Canada về giày dép.

Năm 2006, Việt Thái hợp tác với Tập đoàn Grey Global Group, một công ty dịch vụ hàng đầu được bình chọn là một trong 1.000 nhãn hiệu hàng đầu do tạp chí Fortune chọn, với tỷ lệ nắm giữ 49%. Ngày nay, liên doanh này đã trở thành một trong những công ty quảng cáo có mức độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam với số lượng nhân viên trên 70 người và những khách hàng lớn như BAT, Sara Lee, Arla Foods, Bayer, P&G và Claxo Smith & Kline. "Chúng tôi có một đội ngũ quản lý sáng tạo và hi vọng sẽ trở thành công ty quảng cáo hàng đầu trong một vài năm tới". David Thái không dấu diếm tham vọng.

Tham vọng vươn ra chiếm lĩnh thị trường


Với thương hiêu Highlands, Việt Thái cũng đang tập trung mở hệ thống phân phối và bán lẻ của mình trong thị trường nội địa. Hiện nay, thương hiệu nay cũng nhận được hàng nghìn đề nghị từ các công ty nước ngoài về sản phẩm đóng gói. Hiện công ty đang xây dựng chiến lược và tổ chức để mở rộng số lượng cửa hàng Highlands ra thị trường quốc tế. "Chúng tôi đã chính thức thiết lập đại lý bán buôn cả trong nước và quốc tế, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh dưới sự quản lý của David France, trước đây từng làm tổng giám đốc của sản phẩm nước uống đóng chai Coca Cola tại Việt Nam. Đại lý ở  thị trường quốc tế của chúng tôi đã có hoạt động phân phối tạo vài quốc gia trên thế giới và hiện đang xuất khẩu dòng sản phẩm của chúng tôi sang Mỹ, Úc, và Nhật Bản. Mở rộng ra thị trường quốc tế là một hướng đi chiến lược của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược này trong năm 2009 và trong các năm sắp tới", David chia sẻ thêm.

Tập đoàn này cũng tham vọng sẽ có 150 đại lý trong toàn quốc trong vòng 3 năm tới và mở rộng sản phẩm đóng gói lên hơn 50.000 điểm bán hàng trong cùng thời điểm đó. "Là một công ty Việt, chúng tôi cam kết vì sự phát triển của một Việt Nam, vì một nền kinh tế thị trường bằng cách cung cấp thương hiệu đẳng cấp cho tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Cụ thể chúng tôi hướng tới đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cuộc sống khách hàng thông qua thương hiệu của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định dừng lại và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại và tiếp tục phát triển thương hiệu của chúng tôi và tiếp tục tìm kiếm những thương hiệu làm mãn khách hàng mục tiêu mà chúng tôi hướng tới", David cho biết.

Đầu năm 2009, David vinh hạnh được vinh danh là một trong 2 người Việt Nam nhận giải thưởng Lãnh đạo Toàn cầu Trẻ - Young Global Leaderdo Diễn đàn Kinh tế Thế giới bình chọn. Đây là một diễn đàn cho các lãnh đạo trên thế giới hợp tác trong một cộng đồng đa dạng gồm các chính phủ, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo xã hội. David Thái bày tỏ: "Câu chuyện của tôi cũng giống như những câu chuyện về các doanh nhân khác với một khởi đầu không dễ dàng. Tôi trở về Việt Nam với khoảng tiền nhỏ và ngày nay Việt Thái đẵ có một vị trí nhất định trên thị trường với hơn 80 cửa hàng trong nhóm F&B. Chúng tôi đã có một đội ngũ quản lý mạnh, có cam kết với sự phát triển và sẽ tiếp tục sự phát triển đó trong tương lai".

Pepsi Sự lựa chọn của thế hệ mới

Pepsi Sự lựa chọn của thế hệ mới

Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung.
Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác.
THỊ TRƯỜNG

Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng.

Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ  uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ  trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất thế giới.

Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC


Công ty Pepsi-Cola  với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của tập đoàn nước giải khát toàn cầu PepsiCo,Inc. Năm ngoái, PepsiCo đạt doanh thu hơn 200 tỉ đôla Mỹ và trở thành nhà cung cấp hàng đầu về doanh số bán hàng và lãi ròng cho các nhà bán lẻ ở nước Mỹ.

Caleb Bradham, một người bán dược phẩm ở New Bern, bắc Carolina phát minh ra Pepsi vào những năm đầu của thế kỉ 20. Việc pha chế ra một loại soda của ông đã đạt được thành công ngay lập tức và sau đó không lâu, công ty Pepsi-Cola được thành lập.

Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Năm 1886, Bradham không thể hiểu được mức độ thành công của Pepsi trong tương lai khi mà ông  pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad” nhưng năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới  “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.

Pepsi làm ăn phát đạt qua hai thập kỉ tiếp theo. Nhưng do việc vận chuyển, do thiếu đường để sản xuất và một số các khó khăn khác trong thế chiến thứ nhất đã khiến công ty phá sản. Những người chủ mới đã phục hồi lại công ty nhưng tới năm 1931, tình hình kinh tế suy yếu một cách trầm trọng lại một lần nữa khiến công ty phá sản.

Ngay lúc  đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries - hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta. Để tiết kiệm, ông đã dùng những chai bia 12-ounce để đựng Pepsi và mỗi chai được bán với giá 10 cent trong khi nước uống có gas tiêu chuẩn được bán trong chai dung lượng 6-ounce. Để tăng nhanh doanh số bán hàng, Guth đã giảm giá xuống còn 5cent/chai nhưng vẫn để nguyên chai 12-ounce, giữ cho Pepsi khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

pepsi dj divisionNăm 1938, Walter Mack được chọn trở thành chủ tịch mới của Pepsi-Cola và không lâu sau đó, ông đưa ra quảng cáo mới cho chai Pepsi 12-ounce với bài hát có nhiều vần điệu “Nickel, Nickel”. Bài hát này đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được thu âm với 55 ngôn ngữ khác nhau. Việc đổi tên bài hát thành “Pepsi-Cola Hits The Spot” và giai điệu bài hát - được tạp chí LIFE năm 1940 đánh giá là “bài hát hất hủ”.

Sau thế chiến thứ 2 và tới những năm 50, Alfred Steele chịu trách nhiệm việc mở rộng từng giai đoạn trong việc phát triển kinh doanh. Với sự biến đổi của kinh tế trong lĩnh vực đồ uống có gas, Pepsi đã thông qua chính sách giá chuẩn và chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu.Đó là lúc mà Pepsi đưa ra loại chai xoắn tròn khác lạ và chiến dịch quảng cáo mới “Be Sociable, Have a Pepsi” (Thoải mái hơn với Pepsi). Những sáng kiến đó mở đầu cho chiến dịch tập trung vào giới trẻ của Pepsi.

Tiếp theo đó là một quảng cáo khác mang tính đột phá. Thế hệ baby-boom (những người sinh từ năm 1946 tới 1964) lúc đó đang hướng tới tương lai với sự lạc quan cao độ. Pepsi nắm được suy nghĩ này và đưa ra tên “Thế hệ Pepsi”.

Hơn 30 năm tiếp theo, “Thế hệ Pepsi” vẫn là kim chỉ nam trong tất cả các quảng cáo phổ biến của Pepsi. Năm 1964, Pepsi còn cho ra thêm sản phẩm Diet Pepsi với bài hát riêng rất hay và dễ nhớ “Girlwatchers” – bài hát này nằm trong Top 40 các bài hát hay nhất. Thêm nữa, Mountain Dew - một loại nước giải khát có gas chỉ bán ở một số khu vực cũng được đưa ra cùng năm và nhanh chóng trở thành loại nước giải khát có gas phổ biến khắp thế giới.

Từ những năm 60 đến 70, Pepsi đã bắt đầu có những thành công vượt bậc, giảm khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh lớn. Tất cả các đổi mới dưới thời ông Don Kendall lãnh đạo bao gồm cả việc cho ra đời loại chai 2 lít đầu tiên - được làm bằng chất dẻo nhẹ, có độ bền và nhẹ hơn nhiều so với loại chai thủy tinh. Công ty hợp nhất với Frito-Lay và chuyển trụ sở chính tới Purchase, N.Y, một thị trấn nhỏ ngoại ô thành phố New York.

Vào giữa những năm 70, Pepsi Challenge ra đời. Các cuộc thử nghiệm cho thấy nhiều người thích mùi vị của Pepsi hơn tất cả các loại nước Coca khác và không lâu sau đó, chương trình này được quảng cáo trên tivi với phong cách riêng của Pepsi. Tới năm 1976, Pepsi-Cola trở thành thương hiệu duy nhất về nước giải khát có gas đạt doanh thu cao nhất ở các siêu thị Mỹ và tới những những năm đầu tiên của thập niên 80, Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng đầu được nhiều người mua  về nhà uống nhất.

Trong suốt những năm 80 và 90, hình ảnh Pepsi được quảng cáo bởi một danh sách dài các siêu sao gồm Michael Jackson, Tina Turner, Michael J.Fox, Ray Charles và Cindy Crawford.

Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới – hình cầu với 3 màu xanh,  trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.

SẢN PHẨM

Vị trí “công ty nước giải khát toàn diện” của Pepsi là một lí do lớn nhất dẫn tới thành công trên toàn cầu. Ở Mỹ,công ty Pepsi-Cola có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm như Pepsi, Diet Pepsi,  Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina… Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và Starbucks. Các sản phẩm chính của Pepsi được bán toàn cầu còn có cả Pepsi Max, Mirinda và 7-Up.

Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có thể tin rằng tất cả các chai và lon  Pepsi luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoải? Quy trình này bắt đầu từ việc đưa ra chính xác nhất các thành phần. Sau đó, các thành phần này đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại. Tiếp theo, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối của từng địa phương  được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc mở một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay lúc mua. Nghe thì có vẻ hơi khó tin nhưng điều đó là sự thật.

NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY

Năm 2000, Pepsi làm lại chương trình “Pepsi Challenge”, đây là một chiếc dịch khuyến thị mang tính hấp dẫn và có khả năng thuyết phục hơn tất cả. Người tiêu dùng được thử các mẫu nước ngọt có gas của Pepsi và đổi thủ cạnh tranh lớn nhất nhưng không có dán nhãn và trả lời xem họ thích mẫu nào hơn. Chương trình này được tổ chức ở hàng trăm thành phố và thị trấn trên toàn nước Mỹ, từ các khu trung tâm thương mại, hội chợ, các công viên ngoài trời đến bãi biển, sân chơi bóng chày và các khu vực đông người khác.

Rất nhiều người tiêu dùng nhớ tới chương trình Pepsi Challenge này lần đầu tiên được tổ chức và trở thành sự kiến quốc gia vào giữa những năm 70 và đầu thập niên 80. Và những gì đúng vào thời gian đó, đến bây giờ vẫn còn đúng: số lượng người thích mùi vị của Pepsi vẫn chiếm số đông. Với những người không tham gia chương trình, họ được mời vào trang web http://www.pepsi.com/ với các hướng dẫn chi tiết để thực hiện thử nghiệm trên.

KHUYẾN THỊ

Việc ứng dụng các công nghệ mới trong quảng cáo và khuyến thị là dấu hiệu để phân biệt của công ty Pepsi-Cola. Trên thực tế, công ty được nhìn nhân là công ty đứng đầu về lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và các chương trình khuyến thị. Với chiến dịch quảng cáo “Joy of Pepsi” “Sôi động với Pepsi” thể hiện được sự hài hước, nhân bản và âm nhạc của Pepsi với những cảm nhận tuyệt vời mà chỉ có Pepsi mới mang tới được.

Chiến dịch này được đưa ra năm 1999 với tên “Joy of Cola” và sau khi được đổi tên thành “Joy of  Pepsi”, chiến dịch này đạt được thành công vang dội trên USA TODAY, chiếm vị trí thứ 3 trong tổng số 50 quảng cáo được đánh giá bởi USA Today.

Hiện nay, chương trình quảng cáo  của Pepsi có thêm nữ hoàng nhạc Pop Britney Spears hát một bài hát có giai điệu của “Joy of Pepsi” và cựu thượng nghị sĩ quốc hội Bob Dole với việc thể hiện tình yêu của ông với “người bạn nhỏ” Pepsi-Cola.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác.

Pepsi luôn cố gắng trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do giúp cho Pepsi giữ được sự “giản dị”, “sôi động” và “sảng khoái” tới tận bây giờ.

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ PEPSI-COLA
  • Năm 1908, Pepsi-Cola trở thành một trong những công ty đầu tiên sử dụng xe có động cơ trong việc giao nhận hàng hoá, thay thế cho xe ngựa.
  • Để ủng hộ các nỗ lực trong thế chiến thứ 2, Pepsi đã thay đổi màu sắc của nắp chai từ màu xanh lá cây thành 3 màu đỏ, trắng và xanh (blue). Các căng-tin của Pepsi ở quảng trường Times – thành phố New York phát miễn phí Pepsi lạnh cho hơn một triệu các gia đình tới đây để gửi tin nhắn cho người thân phục vụ trong quân đội đang chiến đấu ở nước ngoài.
  • Nữ diễn viên điện ảnh Joan Crawford - vợ của Alfred Steele, chủ tịch Pepsi đã có đóng góp trong việc đưa các bài hát của Pepsi trong những năm 40 trở thành một chiến dịch quảng cáo vào những năm 50. Bà được chọn làm thành viên ban giám đốc sau cái chết của Steele năm 1959.
  • Năm 1959, thủ tướng Soviet Nikita Krushchev và phó tổng thống Mỹ Richard Nixon chia nhau lon Pepsi tại hội chợ thương mại quốc tế tại Moscow. Buổi gặp được các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ chú thhích kèm theo bức ảnh đó là “Krushchev trở nên thân thiện hơn” – “Krushchev Gets Sociable”, tương đồng với câu khẩu hiệu quảng cáo của Pepsi trong thời gian đó là “Be Sociable, Have a Pepsi”.
  • Năm 1985, Pepsi tiến hành một cuộc du hành với chiếc tàu con thoi lên không gian, mang theo một thiết kế đặc biệt “space can”.
Theo Lantabrand